Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

tứ như ý túc

TỨ NHƯ Ý TÚC
I.GIỚI THIỆU
Khi chúng ta làm một việc gì, trước hết chúng ta khởi lên ý muốn, rồi nỗ lực làm công việc đó với sự quyết tâm, và tư duy để hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất. Sự tu tập của hành giả cũng vậy, trước hết hành giả sẽ chọn một pháp nào đó (tứ niệm xứ, thất giác chi...) theo ước ý của mình, rồi nỗ lực để thực hành pháp đó, trong quá trình tu tập phải luôn giữ một sự quyết tâm và nhất tâm, đồng thời tư duy để hiểu rõ hơn và tránh sai lạc, theo nghĩa thông thường đây được gọi là Tứ như ý túc. Tuy nhiên theo kinh Nikaya Tứ như ý túc là phương pháp tu tập thiện pháp để đạt đến những khả năng đặc biệt. “Phàm những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, đã thực hiện nhiu loại thần thông: Một thân hiện ra nhiu thân, nhiu thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua tường, qua thành lũy, qua núi như đi ngang hư không, trồi lên, độn thổ, ngang qua đất lin như ở trong nước, đi trên nước không nứt ra như đi trên đất lin, ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim,với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại thần lực, đại uy lực như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên; tất cả những vị ấy đu nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn bốn như ý túc.
Với tính chất này, bốn như ý túc là pháp vô cùng khó khăn cho chúng ta tìm hiểu và thực hành, vì rằng chúng ta chỉ có thể dựa vào kinh nguyên thủy để tìm hiểu và không có người thầy nào hiện nay có đủ khả năng hướng dẫn cho chúng ta bài pháp này cả. Vậy bốn như ý túc là gì: “Có bốn như ý túc này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với dục định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tâm định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn như ý túc,được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia.”[1]
II.NỘI DUNG
Bất cứ hành giả Phật giáo nào có tâm huyết tu tập đều có kinh nghiệm ít nhiều về bốn như ý túc, tuy nhiên trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo đây là Pháp rất khó hiểu và khó thực hành viên mãn. Vào thời đức Phật, ngoại trừ đức Thế Tôn ra chỉ có một vài vị đại đệ tử như ngài Mục Kiền liên mới thực hành trọn vẹn bốn như ý túc này, vì vậy cho đến nay chưa thấy một bài viết nào đầy đủ và rõ ràng về pháp này, cho nên trong đây chúng tôi cũng chỉ có thể giới thiệu sơ lược với các trích dẫn trong kinh Nikaya mà thôi.
Trong nhiều tài liệu khác thì Như ý túc chưa bao giờ được giải thích rõ ràng, còn trong kinh Nikaya “như ý” tiếng pali là “Iddhi” có nghĩa là thần thông, thần lực: “Này các Tỷ-kheo, thế nào là như ý? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hiện nhiu loại thần thông: Một thân hiện ra nhiu thân... có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý (Iddhi.)Này các Tỷ-kheo, thế nào là như ý túc? Con đường nào, đạo lộ nào, này các Tỷ-kheo, đưa đến chứng được như ý, chứng đắc như ý. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc.”[2]
Như vậy Tứ như ý túc là bốn lộ trình tu tập thần thông, cho nên có thể Việt hóa hơn là gọi Bốn như ý túc. Vì rằng thông thường để có thể thực hành thần thông hành giả trước hết phải tu thiền định đạt đến Tứ thiền, ở tầng thiền này tâm hành giả nhu nhuyến uyển chuyển dễ sữ dụng mới có thể vận dụng để thực hiện các năng lực đặc biệt. Cho nên lộ trình tu tập thần thông này bao gồm thứ nhất là thực hành bốn chánh cần kết hợp với ý muốn, khát khao một cách mạnh mẽ để đạt định, nhất tâm, đây gọi là tu tập như ý túc kết hợp với dục định tinh cần hành: “Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo nương tựa dục được định, được nhất tâm, đây gọi là dục định. Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, vị ấy khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn đoạn diệt, tinh cần,tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Ðối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Những (pháp) này được gọi là tinh cần hành.Như vậy, đây là dục, đây là dục định, và những pháp này là tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành.”[3]
Thứ hai đó là tu tập như ý túc bằng cách thực hánh bốn chánh cần trong đó tính tấn được làm phương tiện để nhất tâm: “Nếu Tỷ-kheo nương tựa tinh tấn, này các Tỷ-kheo, được định, được nhất tâm, đây gọi là tinh tấn định.Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh... Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần,tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Các (pháp) này được gọi là tinh cần hành.Như vậy, đây là tinh tấn, đây là tinh tấn định, những pháp này là tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành.”[4]
Thứ ba là tu tập như ý túc bằng cách thực hành bốn chánh cần trong đó nương tựa tâm để được nhất tâm, được định: “Nếu Tỷ-kheo nương tựa tâm, này các Tỷ-kheo, được định, được nhất tâm, đây gọi là tâm định. Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh... Ðối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần,tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Các (pháp) này được gọi là tinh cần hành.Như vậy, đây là tâm, đây là tâm định, những (pháp) này là tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với tâm định tính cần hành.”[5]
Thứ tư là tu tập như ý túc bằng cách thực hành bốn chánh cần trong đó dùng tư duy làm phương tiện để được định: “Nếu Tỷ-kheo nương tựa tư duy, này các Tỷ-kheo, được định, được nhất tâm, đây gọi là tư duy định.Ðối với ác, bất thiện pháp chưa sanh... đối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không vong thất, làm cho tăng trưửng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Các (pháp) này được gọi tinh cần hành.Như vậy, đây là tư duy, đây là tư duy định, những pháp này là tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành.”[6]
Trong quá trình tu tập bất cứ một đề mục nào, những thiện pháp và ác pháp đều hiện diện trong tâm thức của hành giả, như khi hành giả đang thực hành đề tài niệm hơi thở với tâm tinh tấn, chánh niệm, nhất tâm...(đây là các thiện pháp) mạnh mẽ nhưng một lúc sau nếu tinh tấn lại yếu đi, giãi đãi sẽ tiến đến, buồn ngủ, thất niệm... (ác pháp) bắt đầu xuất hiện. Là một hành giả khéo léo khi tu tập phải biết duy trì tinh tấn một cách đều đặn, không mạnh quá vì có thể khiến sanh trạo cử mà cũng không yếu quá dẫn đến buồn ngủ. Khi hành giả tu tập bốn như ý túc cũng vậy, ý muốn, tinh tấn, nhất tâm, và tư duy phải được duy trì đều đặn, phải liên tục an trú các thiện pháp đang có như chánh niệm, tỉnh giác, nhất tâm... và nếu thiện pháp nào chưa có thì phải làm cho nó sanh khởi, đồng thời nếu thấy tâm trạo cử thì phải cố gắng diệt nó đồng thời đừng để những ác pháp khác như hôn trầm, nghi, thất niệm... xuất hiện. Trong kinh Nikaya đức Phật dạy tu tập Bốn như ý túc như sau: “Có bốn như ý túc này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn. Tu tập như thế nào làm cho sung mãn như thế nào, này các Tỷ-kheo, bốn như ý túc này có quả lớn,có lợi ích lớn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành (nghĩ rằng):"Như vậy, dục của ta sẽ không có quá thụ động, sẽ không có quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng...". Như vậy, với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm... tinh tấn định... tâm định... tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành (nghĩ rằng): "Như vậy, tư duy của ta sẽ không quá thụ động...". Như vậy,với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục quá thụ động? Dục nào, này các Tỷ-kheo, đi đôi với biếng nhác,tương ưng với biếng nhác, này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục quá thụ động.Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục quá hăng say? Dục nào, này các Tỷ-kheo, đi đôi với trạo cử, tương ưng với dao động, này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục quá hăng say.Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục bị co rút phía trong? Lòng dục nào, này các Tỷ-kheo, đi đôi với hôn trầm thụy miên, tương ưng với hôn trầm thụy miên,này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục bị co rút phía trong.Này các Tỷ-kheo, thế nào là dục bị phân tán phía ngoài? Lòng dục nào, này các Tỷ-kheo, hướng v phía ngoài, duyên năm dục công đức, bị phân tán, bị phân ly, này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục bị phân tán phía ngoài.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trú với tưởng trước sau đồng đẳng, trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như vậy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tưởng trước sau của Tỷ-kheo được khéo nắm lấy, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập với trí tuệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, trú với tưởng trước sau đồng đẳng, trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như vậy.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trú dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào thời dưới như vậy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán thân này, từ bàn chân trở lên, từ đầu tóc trở xuống, bao bọc bởi da, đu đầy những vật bất tịnh; thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận,tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu. Như vậy, này các Tỷ-kheo,Tỷ-kheo trú dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào, thời dưới như vậy.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trú ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào,thời ban ngày như vậy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ban ngày tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành, với hành tướng, đặc tướng, nhân tướng gì, thời ban đêm vị ấy tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành, với hành tướng, đặc tướng, nhân tướng ấy (yehi àkàrehi yehi lingehiyehi nimittehi). Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trú ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào, thời ban ngày như vậy.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, quang tưởng (alokasannà) của Tỷ-kheo, được khéo nắm lấy,tưởng ban ngày được khéo an trú. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.”[7]
Như vậy đoạn kinh trên đức Thế tôn đã trình bày tương đối đầy đủ phương pháp tu tập như ý túc, chúng ta có thể dựa vào đó để tu tập thì sẽ hiểu rõ thêm. Về việc làm thế nào tu tập như ý túc để thực hiện các khả năng đặc biệt? Trong một đoạn kinh được ghi lại những nghi vấn của ngài Ananda được Phật dạy rõ: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra? Ta có biết, này Ananda, làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra.
Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do bốn đại tác thành này? Ta có biết, này Ananda, làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới, với thân do bốn đại tác thành này.
Thế Tôn có thể hóa thân (opapàti) với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra. Thế Tôn có thể rõ biết được với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do bốn đại hợp thành. Như vậy,bạch Thế Tôn, Thế Tôn thật là vi diệu, thật là hy hữu!
Thật vậy, này Ananda, Như Lai thật là vi diệu, này Ananda, vì Như Lai đầy đủ vi diệu pháp. Như Lai thật hy hữu, này Ananda, vì Như Lai đầy đủ hy hữu pháp.Khi nào, này Ananda, Thế Tôn định thân trên tâm và định tâm trên thân, trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai lại càng khinh an hơn, càng nhu nhuyến hơn, càng kham nhận hơn, càng chói sáng hơn. Ví như một hòn sắt (hâm nóng) cả ngày, trở thành nhẹ nhàng hơn, nhu nhuyễn hơn, kham nhận hơn,chói sáng hơn. Cũng vậy, này Ananda, khi nào Thế Tôn định thân trên tâm hay định tâm trên thân; trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai lại càng khinh an hơn, nhu nhuyễn hơn, càng kham nhận hơn, càng chói sáng hơn.
Trong khi, này Ananda, Thế Tôn định thân trên tâm hay định tâm trên thân, trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai không mệt nhọc, từ đất bay bổng lên hư không, và thực hiện nhiu loại thần thông: Một thân hóa thành nhiu thân,nhiu thân hóa thành một thân... tự thân có thể bay đến Phạm thiên giới.
Ví như, này Ananda, hoa bông gòn hay hoa cỏ bông dại được gió thổi nhẹ, không mệt nhọc, từ đất bay bổng lên hư không. Cũng vậy, này Ananda, trong khi Thế Tôn định thân trên tâm, hay định tâm trên thân, trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng, khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai không có gì mệt nhọc, có thể từ đất bay bổng lên và thực hiện nhiu loại thần thông: Một thân hiện ra nhiu thân, nhiu thân hiện ra một thân... tự thân có thể bay đến Phạm thiên giới.”[8]
III. KẾT LUẬN
Như một thanh sắt khi được nung đỏ trở nên mềm mại, sáng chói, và người thợ rèn có thể nắn thành con dao hay bất cứ vật gì tùy ý, cũng vậy khi tâm hành giả được khéo tu tập, được khéo huấn luyện, trở nên sáng chói, nhu nhuyến, uyển chuyển, dễ sử dụng: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại dễ sử dụng, này các Tỷ-kheo, như tâm có tu tập. Tâm có tu tập, này các Tỷ-kheo, dễ sử dụng.”[9]
Và phương pháp tu tập tâm đạt đến mức độ tối ưu chính là Bốn như ý túc. Và những ai tu tập Bốn như ý túc này đạt đến sung mãn đều có thể sử dụng tâm của mình để thực hiện các khả năng đặc biệt. Đều này có vẻ rất khó tin nhưng nếu chúng ta nhìn vào những thành tựu khoa học công nghệ hiện nay chúng ta sẽ thấy rõ: máy tính, vũ khí hủy diệt... đều do tâm con ngườitạo ra cả, tuy nhiên tất cả đều là tâm phàm phu còn nhiều bất thiện vẫn có thể tạo ra được những điều kỳ diệu như vậy, thì tâm thanh tịnh không có một chấm đen được khéo huấn luyện của các hành giả thì chắc chắn phải vi diệu hơn: “Này Ác ma, Ông thấy gì mà Ông nói với Ta như vậy: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cai trị. Thiện Thệ hãy cai trị không giết hại, không khiến người giết hại... một cách đúng pháp"?
Bạch Thế Tôn, bốn như ý túc đã được Thế Tôn tu tập, làm cho sung mãn, làm cho như thành cỗ xe,làm cho như thành căn cứ địa, kiên trì, chất chứa, khéo áp dụng. Và Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn muốn núi Tuyết Sơn, vua các loài núi trở thành vàng, Thế Tôn có thể quyết định như vậy, và ngọn núi có thể trở thành vàng.”[10]
Đến đây chúng ta đã hiểu sơ lược về Bốn như ý túc và công năng đặc biệt của pháp này. Mặc dù đối với những người phàm phu như chúng ta thật sự là khó khi nghĩ đến những điều phi thường đó, nhưng nếu là một hành giả thực thụ ít nhiều cũng phải biết để tu tập. Vì bốn như ý túc sẽ giúp hành giả biết cách duy trì tâm của mình trong quá trình tu tập bất cứ đề mục nào khác, nếu cầu giải thoát ngay trong hiện tại, tu tập sung mãn Tứ như ý túc sẽ giúp hành giả chứng đắc cứu cánh Niết bàn ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất hoàn: “Tu tập, làm cho sung mãn bốn như ý túc này, được chờ đợi bảy quả, bảy lợi ích. Thế nào là bảy quả,bảy lợi ích?...
Ngay trong hiện tại, lập tức thành tựu chánh trí; nếu ngay trong hiện tại, không lập tức thành tựu chánh trí, thời khi mạng chung, thành tựu chánh trí; nếu khi mạng chung, không thành tựu chánh trí, thì sau khi diệt năm hạ phần kiết sử, được Trung gian Bát-niết-bàn, được Tổn hại Bát-niết-bàn, được Vô hành Niết-hàn, được Hữu hành Niết-bàn, được chứng thượng lưu, sanh Cứu cánh thiên.”[11]
---------------------------------------------


[1] Kinh tương ưng bộ V, chương tương ưng như ý túc, trang 392
[2] Kinh tương ưng bộ V, chương tương ưng như ý túc, trang 424
[3] Kinh tương ưng bộ V, chương tương ưng như ý túc, trang 412
[4] Kinh tương ưng bộ V,chương tương ưng như ý túc, trang 412
[5] Kinh tương ưng bộ V, chương tương ưng như ý túc, trang 413
[6] Kinh tương ưng bộ V, chương tương ưng như ý túc, trang 413
[7] Kinh tương ưng bộ V, chương tương ưng như ý túc, trang 425
[8] Kinh tương ưng bộ V, chương tương ưng như ý túc, trang 431
[9] Kinh tăng chi bộ I, chương một pháp, phẩm khó sử dụng, trang 15
[10] Kinh tương ưng bộ I. Chương tương ưng ác ma, phẩm hai, trang 257
[11] Kinh tương ưng bộ V, chương tương ưng như ý túc, trang 434

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét